Nghiên Cứu Ứng Dụng Ánh Sáng Xung Manh (IPL) trong Điều Trị U Mạch Máu Trẻ Em

Nghiên Cứu Ứng Dụng Ánh Sáng Xung Manh (IPL) trong Điều Trị U Mạch Máu Trẻ Em

PGS.TS.Bs Phạm Hữu Nghị

I. Mở đầu

U mạch máu trẻ em (Infantile Hemangioma), đặc biệt là các u mạch máu thể nông ở da là một bệnh lý rất hay gặp ở trẻ em. Theo Jacob và Walton (1976): nếu chỉ tính những ngày đầu sau khi ra đời của trẻ, u chiếm tỉ lệ 1,1-2,6% (Mulliken J B (1990); còn với Holmdahl (1955) thì ở những đứa trẻ 1 tuổi, u chiếm tỉ lệ 10-12%. U mạch máu trẻ em thuộc nhóm bệnh các u mạch máu nằm trong các bất thường mạch máu theo phân loại hiện nay của Hiệp hội quốc tế nghiên cứu về các bất thường mạch máu (ISSVA -International Society for the Study of Vascular Anomalies).

U mạch máu trẻ em là một bệnh lý phức tạp với sự đa dạng về thể bệnh và lâm sàng. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được áp dụng, mỗi phương pháp lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Xu hướng dùng laser màu cũng như IPL theo nguyên lý quang nhiệt phá hủy chọn lọc để điều trị các tổn thương mạch máu mao mạch càng ngày càng được áp dụng nhiều trên thế giới .

Phương pháp điều trị bằng IPL (Intense pulsed light: Ánh sáng xung mạnh) là một phương pháp mới và đã được một số tác giả trên thế giới sử dụng, bước đầu cho thấy có hiệu quả, an toàn và không xâm lấn nên thích hợp với u mạch máu trẻ em ở bệnh nhi. Chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị của IPL và bàn về chỉ định của phương pháp điều trị bằng IPL trong điều trị u mạch máu ở trẻ em.

 

II. Đối tượng

Là các bệnh nhi, không phân biệt giới tính, có u mạch máu trẻ em (UMMTE) thể nông ở da, u ở trong giai đoạn tăng sinh và chưa có biến chứng.

 

III. Kết quả nghiên cứu

Số bệnh nhân đạt kết quả tốt và rất tốt chiếm 72 %. Hai bệnh nhân có kết quả kém là những bệnh nhi chỉ mới điều trị có 3-4 lần, còn lại chúng tôi thấy càng chiếu nhiều lần thì kết quả tốt đạt được nhiều hơn.

 

IV. Một số hình ảnh minh họa

– Hình 1: Bệnh nhân bị UMMTE ở vùng thái dương và góc ngoài mắt phải.

A – trước điều trị lúc 3 tháng tuổi B – sau điều trị 13 lần bằng IPL đạt kết quả tốt
Nghiên Cứu Ứng Dụng Ánh Sáng Xung Manh (IPL) trong Điều Trị U Mạch Máu Trẻ Em 1 Nghiên Cứu Ứng Dụng Ánh Sáng Xung Manh (IPL) trong Điều Trị U Mạch Máu Trẻ Em 2

 

– Hình 2: Bệnh nhân  bị UMMTE ở vùng đầu mũi và cánh mui trái.

A – trước điều trị lúc 2,5 tháng tuổi B – sau điều trị 9 lần bằng IPL đạt kết quả rất tốt
Nghiên Cứu Ứng Dụng Ánh Sáng Xung Manh (IPL) trong Điều Trị U Mạch Máu Trẻ Em 3 Nghiên Cứu Ứng Dụng Ánh Sáng Xung Manh (IPL) trong Điều Trị U Mạch Máu Trẻ Em 4

 

– Hình 3: Bệnh nhân  bị UMMTE ở vùng trước trong cánh tay phải.

A – trước điều trị lúc 3 tháng tuổi B – sau điều trị 9 lần bằng IPL đạt kết quả tốt
Nghiên Cứu Ứng Dụng Ánh Sáng Xung Manh (IPL) trong Điều Trị U Mạch Máu Trẻ Em 5 Nghiên Cứu Ứng Dụng Ánh Sáng Xung Manh (IPL) trong Điều Trị U Mạch Máu Trẻ Em 6

 

V. Bàn luận

U mạch máu trẻ em là một bệnh lý phức tạp với sự đa dạng về thể bệnh và lâm sàng. Điều đó đã lý giải phần nào việc điều trị hiện nay mặc dù đã có  nhiều phương pháp  được áp dụng nhưng điều trị vẫn còn rất khó khăn. Các phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay gồm các nhóm như sau: một là bảo tồn theo dõi tích cực chờ đợi để u tự thoái lui; hai là điều trị nội khoa với thuốc thường hay áp dụng là Corticoide (Prednisolon, Triamcinolon…), Interferon-α2A, Propranolon..; ba là điều trị phẫu thuật và bốn là các phương pháp can thiệp khác như laser, tiêm xơ, áp lạnh, xạ trị…với những ưu nhược điểm khác nhau.

Vì thế chúng tôi luôn đi tìm phương pháp điều trị nào không gây hại, lại có hiệu quả cao để điều trị sớm cho bệnh nhân nhằm hạn chế sự phát triển và các biến chứng của UMMTE thì sẽ rất có ích cho các bệnh nhi.

  • Với IPL này, kết quả điều trị của chúng tôi đạt 72% tốt và rất tốt đồng thời biến chứng rất ít và nhẹ. Kết quả của D. Li (2010) điều trị 62 bệnh nhân với IPL (Lumenis One) đạt 76% rất tốt, không có sẹo. Các kết quả trên cho thấy IPL là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao và an toàn.
  • Nhược điểm của điều trị UMMTE bằng ipulse là số lần điều trị tương đối nhiều (trung bình 8,6 lần).
  • Thời điểm điều trị UMMTE, chúng tôi cũng chủ trương điều trị sớm với mục tiêu ít nhất cũng là để hạn chế sự phát triển của u, từ đó giảm các biến chứng do u gây ra. Thực tế đã có 2 trường hợp được ngăn chặn loét xẩy ra khi có nguy cơ cao gây loét và gia đình bệnh nhi rất yên tâm.
  • Theo chúng tôi, phương pháp này có thể phối hợp với các phương pháp khác theo dõi dưa trên qui luật diễn biến của UMMTE để tạo ra một phác đồ điều trị một cách tích cực nhất.

VI. Kết luận

Kết quả bước đầu điều trị UMMTE bằng IPL thế hệ mới, cho thấy đây là phương pháp có hiệu quả tương đối cao và an toàn, không độc hại, có tác động tâm lý tích cực đến gia đình bệnh nhi.

 

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ