ĐIỀU TRỊ NÁM BẰNG LASER CÓ TỐT KHÔNG

Những vết nám loang lổ đậm màu trên da khiến chị em trông kém sắc đi nhiều, trang điểm cũng khó có thể che phủ được hoàn toàn nếu tình trạng nám đậm, nám mảng to. Khi đã thử điều trị nám bằng các phương pháp thiên nhiên, sử dụng mỹ phẩm, thuốc bôi trị nám đều không đem lại hiệu quả tối ưu thì phương pháp laser được chị em quan tâm hơn cả. Điều trị nám bằng laser có tốt không là câu hỏi của tất cả các chị em khi tìm hiểu về công nghệ này. 

Điều trị nám bằng laser là công nghệ sử dụng laser với sóng xung tác động trực tiếp vào vùng da bị nám, tàn nhang, đốm nâu hay các vấn đề khác để loại bỏ hoàn toàn các hắc sắc tố này. Đây là một hình thức điều trị nám không gây xâm lấn và có quy trình điều trị nhanh chóng. 

Cơ chế hoạt động của phương pháp điều trị nám bằng laser là sử dụng bước song chiếu xuyên qua da, tác động vào chân nám và sắc tố melanin, hấp thụ có chọn lọc và phá hủy các mảng hắc sắc tố này thành những phân tử li ti. Sau đó cơ thể sẽ đào thải một cách tự nhiên mà không gây ảnh hưởng đến bề mặt da hay các vùng da xung quanh. 

Sau khi điều trị nám bằng laser các chị em vẫn đi làm và sinh hoạt bình thường, không cần phải nghỉ dưỡng. Do vậy có thể đánh giá phương pháp điều trị nám bằng laser thế hệ mới không chỉ đem lại hiệu quả nhanh chóng, tối ưu mà còn rất an toàn đối với sức khỏe và làn da của người sử dụng. 

Việc chăm sóc da sau khi điều trị nám bằng tia laser vô cùng quan trọng bởi nó sẽ quyết định trực tiếp tới hiệu quả của quá trình điều trị và sự hồi phục của làn da. Chị em cần lưu ý những vấn đề dưới đây sau khi điều trị nám bằng laser: 

  • Làm giảm hiện tượng nóng rát da ban đầu: khi vừa thực hiện điều trị nám bằng laser xong, làn da có thể sẽ hơi ửng đỏ và nóng rát. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Để khắc phục triệu chứng này, chị em có thể dùng khăn đá lạnh chườm lên da khoảng 5 phút, làn da sẽ dịu đi nhanh chóng và dễ chịu hơn. 
  • Làm sạch dịu nhẹ cho da bằng nước muối sinh lý trong 3-4 ngày đầu sau điều trị. Những ngày sau đó bạn có thể dùng lại sữa rửa mặt với thành phần làm sạch nhẹ nhàng, không có chất tẩy mạnh, lành tính với da, tránh chà sát lên da quá mạnh. 

Điều trị nám bằng laser có tốt không?

Làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ sau khi điều trị nám bằng laser

  • Dưỡng ẩm cho da bằng cách uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sinh tố để làn da luôn mịn màng, căng bóng. Sau khi điều trị nám bằng laser, làn da dễ bị khô và mất nước, do vậy bạn hãy kết hợp cấp ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm, serum hoặc tinh chất để làn da luôn mềm mượt. 
  • Chống nắng cho da sau điều trị nám là điều quan trọng không được bỏ qua để ngăn chặn việc da bị thâm sạm do ánh nắng mặt trời. Hãy sử dụng những loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng trên 30 hoặc các loại kem do bác sĩ chỉ định. Ngoài ra bạn cần che chắn cho làn da thật tốt khi ra ngoài bằng mũ, kính râm, áo chống nắng và khẩu trang để tránh tia cực tím.
  • Sau khi điều trị nám bằng laser bạn cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất chất chống oxy hóa như cam quýt, nho, bưởi, rau cải, rau chân vịt, cá hồi, cà chua, cà rốt,… và hạn chế sử thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cafe, nước ngọt có ga,… Các loại thực phẩm như hải sản, đồ nếp, thịt gà, thịt bò,… cũng là những thức ăn bạn nên tránh sử dụng trong thời gian điều trị nám bằng laser. 

Trên đây là những thông tin xoay quanh việc điều trị nám bằng laser có tốt không. Mong các chị em có thể lựa chọn cho mình phương pháp điều trị nám hiệu quả, an toàn và phù hợp với tình trạng da để sớm sở hữu là da trắng mịn trẻ đẹp. Nếu còn bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ với Aeslatek để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Dịch vụ liên quan:

  1. Multi-Light® – Phác đồ Laser trị nám thế hệ 3: Chuẩn Y khoa | An toàn | Tiên tiến nhất thế giới hiện nay!
  2. REVIEW CÓ NÊN BẮN LASER TRỊ NÁM Ở VIỆN THẨM MỸ VENUS MEDI
  3. ĐỐT LASER TRỊ NÁM CÓ AN TOÀN KHÔNG?

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng kí tham gia
“Hồi sinh làn da sau mùa dịch”

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
TỪ BÁC SĨ